Chọn sách cho con đọc như thế nào?


Chọn sách cho con đọc như thế nào?

Rất nhiều bậc cha mẹ muốn bồi dưỡng kiến thức cho con bằng những cuốn sách hay, những tập truyện ngắn hoặc tiểu thuyết kinh điển của những tác gia nổi tiếng, thế nhưng chọn sách gì cho con đọc là cả một vấn đề đau đầu.

Đã qua rồi cái thời “có gì đọc nấy, có sao dùng vậy”. Trẻ con bây giờ có cả ngàn cuốn sách cả tiếng Việt lẫn ngoại văn để lựa chọn, kể cả đặt hàng từ nước ngoài về để đọc cũng có. Nhưng tìm cuốn nào để đọc cho phù hợp với trình độ của con, nhất là tài liệu tiếng Anh để “một công đôi việc”, vừa tăng kiến thức vừa củng cố từ vựng Anh ngữ, quả không đơn giản.

Một cuốn sách hay cũng như một đôi giày đẹp. Màu sắc bắt mắt, chất lượng tin cậy, thương hiệu nổi tiếng, giá thành phù hợp,… tất cả đều không quan trọng nếu người dùng không đi vừa. Một người bán giầy không thể nói: “Cháu nhà anh/chị 10 tuổi phải không? Vậy chắc chắn giày cỡ 31 sẽ vừa chân cháu”. Để bán được đôi giày vừa chân, người ta phải đo chân người dùng, thậm chí phải đi thử vài đôi trước khi chọn ra được một đôi giày phù hợp.

Đôi giày đã như vậy, còn việc đọc sách thì sao? Làm thế nào để đo được trình độ đọc sách của bọn trẻ và tìm những cuốn phù hợp với chúng nếu không có cỡ chuẩn? Đặc biệt, có thể có những đứa trẻ học lớp 3 nhưng khả năng đọc tương đương trẻ lớp 6, trong khi có những bạn sinh viên Đại học chưa tiếp xúc nhiều với ngoại ngữ nên trình độ đọc rất thấp. Nếu chỉ dựa vào tuổi tác hoặc cấp bậc để suy ra trình độ đọc thì sẽ nảy sinh rất nhiều bất cập.

Bố mẹ Việt không phải những người duy nhất bận tâm vấn đề đó. Từ trước những năm 1980, những nhà nghiên cứu giáo dục của Mỹ đã đi tìm câu trả lời cho một hệ thống đo lường mức độ khó của văn bản. Sau nhiều năm nghiên cứu, đến năm 1996, hai nhà sáng lập đã là A. J. Stenner và Malbert Smith III cùng nhiều nhà khoa học khác phát minh ra hệ thống Lexile.

Hệ thống đo lường Lexile đã tổng hợp rất nhiều nguồn tài liệu đọc và xếp mức độ khó của những tài liệu này theo chỉ số riêng (tính tới nay, đã có trên 60 nghìn website, hơn 115 nghìn cuốn sách các thể loại, và hơn 80 nghìn bài báo được đưa vào hệ thống Lexile và con số này không ngừng tăng lên). Tiếp đó, hệ thống đưa ra bài kiểm tra để nhận biết trình độ của người đọc. Trẻ mẫu giáo có thể có 125L (điểm Lexile 125), trẻ học tiểu học điểm tăng dần lên tới 500 – 600 – 700 điểm Lexile, sinh viên có thể đạt tới hơn 1000L.

Sau khi đánh giá được trình độ của đối tượng, hệ thống Lexile sẽ đưa ra những danh mục sách/ báo phù hợp. Nếu bám sát hệ thống này, phụ huynh có thể yên tâm khi con mình được tiếp cận dần dần với thư viện sách kinh điển khổng lồ tăng dần độ khó như “The Cat in the Hat” của Dr. Seuss, “The Very Hungry Caterpillar” của Eric Carle, “A Farewell to Arms” của Ernest Hemingway, “Harry Potter” của J. K. Rowling, “A Brief History of Time” của Steven Hawking,… và nhiều nghìn tựa sách khác.

Đọc sách quá phức tạp, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu nội dung quá đơn giản, trẻ lại dễ chủ quan và mau chán. Tìm được những tài liệu phù hợp với trình độ của trẻ là bước căn bản trong việc khuyến khích văn hóa đọc của trẻ và sẽ là công cụ tuyệt vời để phụ huynh giúp con tăng vốn từ vựng cũng như thêm hiểu biết văn hóa phương Tây. Rõ ràng hệ thống Lexile là lựa chọn tối ưu của các bậc phụ huynh thông thái.

Mcgivney, editing and proofreading services sense the mid-atlantic regional director for the los angeles-based dare program.

Bình luận của bạn